Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngành nào sẽ “lên ngôi”
07/04/2021 02:14
Làn sóng công nghệ mới đã và thay đổi bộ mặt của xã hội trên nhiều khía cạnh, sự đi lên của công nghệ phụ trợ bởi sản xuất thông minh sẽ kéo theo những phát triển tột bậc cho đời sống con người. Nhưng để có được những “trái ngọt” ấy, trong thực tiễn chúng ta không thể thiếu được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vậy trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng này, ngành nghề nào sẽ tiếp tục “lên ngôi”?
Đón đầu xu hướng nghề nghiệp trong thời đại 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được tạo nên từ những tiến bộ trong công nghệ dựa trên ba lĩnh vực chính: kỹ thuật số, vật lý và công nghệ sinh học. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số là: Trí tuệ nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), Lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và công nghệ nano và lĩnh vực công nghệ sinh học, ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo,... Đây được coi là những nền tảng cơ bản nhất để tạo nên một mạng lưới tiềm năng có khả năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới và cải thiện sự phát triển của xã hội.
Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động lớn tới việc lựa chọn nghề nghiệp
Sự liên kết bền chặt giữa ba lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý và công nghệ sinh học sẽ làm nhiều ngành nghề cũ mất đi và thay vào đó là cơ hội cho sự phát triển của những ngành nghề mới. Đặc biệt liên quan tới sự tương tác giữa con người và máy móc đã và đang đặt nền tảng cho sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin. Chọn ngành học trong năm 2021 phù hợp với xu thế của thị trường.
Nhân lực Công nghệ thông tin cần đến thế nào?
Những chuyển biến đầy phong phú của nền tảng kỹ thuật cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã khiến nhu cầu nhân lực ngành CNTT được xếp vào “top đầu” những ngành hút nhân lực nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Theo thống kê từ TopDev, trang tuyển dụng về công nghệ phần mềm, cho thấy nhu cầu nhân lực CNTT đang ngày càng tăng nhưng thị trường lao động lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Năm 2021, số lượng nhân lực CNTT cần là 500.000 người và thiếu hụt 190.000 người.
Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành CNTT vẫn tiếp tục dẫn đầu trong top các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Điều này hứa hẹn ngành CNTT sẽ là chọn lựa ưu việt của nhiều bạn trẻ khi đứng trước vô số ngành học liên quan đến lĩnh vực này.
Trên thực tế, trong năm 2020 vừa qua, Công nghệ thông tin là một trong 4 nhóm ngành ít bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch Covid-19 (Theo báo cáo của VietNamWorks). Qua đó khẳng định, đây là một trong số ít những ngành nghề đứng vững giữa vô vàn biến động.
Thêm vào đó, nghề lập trình từ lâu đã mang đến thu nhập khủng với mức lương cao cho nhiều lập trình viên, việc phát triển công nghệ với nhu cầu lớn từ các doanh nghiệp như một “cú hích” để mức lương này ngày càng cao hơn. Việc thiếu hụt trầm trọng nhân lực CNTT đã đẩy giá thuê nhân công ngành CNTT lên cao đỉnh điểm, tạo thành “Bong bóng lương” trên thị trường IT với nhiều vị trí có mức lương lên tới cả trăm triệu đồng/ tháng (theo VN Express)
Nên chọn học Công nghệ thông tin ở đâu?
Theo chuyên gia của Topdev - dựa trên số liệu của bộ GD&DT, cả nước hiện có 235 trường đại học, trong đó có 153 trường đào tạo CNTT, hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT ra trường, trong đó chỉ có 30% làm việc được ngay, 70% phải đào tạo bổ sung. Bài toán đào tạo nhân sự CNTT chất lượng đang dần trở thành trọng tâm của cả ngành Giáo dục và các doanh nghiệp CNTT để đáp ứng công việc.
Với nhu cầu tuyển dụng lớn từ thị trường, nhiều đơn vị dạy nghề được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập với thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc tạo ra những nhân sự có kỹ năng, chuyên môn cũng đòi hỏi một mô hình đào tạo với đội ngũ giảng viên chất lượng, công nghệ cập nhật và bắt kịp xu thế.
Chính vì lẽ đó, Viện Công nghệ thông tin T3H ra đời, với mong muốn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp và tập đoàn trong và ngoài nước. Được thành lập từ năm 2016 với hai chuyên ngành đào tạo: Lập trình viên và Đồ họa đa truyền thông, Viện đã trải qua 5 năm phát triển với hàng nghìn sinh viên được đào tạo mỗi khóa.
Lựa chọn học CNTT tại Viện CNTT T3H
Học CNTT tại Viện CNTT T3H 100% sinh viên được trải nghiệm mô hình giáo dục tiên tiến, khép kín, có cơ hội tham gia thực tập tại các doanh nghiệp trong mạng lưới đối tác rộng khắp của T3H và chủ động tiếp nhận kiến thức, thực hành theo các dự án thực tế ngay trên ghế nhà trường. Chương trình đào tạo được chắt lọc để phù hợp với thị trường và bối cảnh tại Việt Nam, để ngay khi ra trường, sinh viên có thể áp dụng kiến thức làm việc tại các doanh nghiệp là đối tác của nhà trường như: Fsoft, Ominext, Sotatek, CMC, Synergix, sigma solution,….
Với phương châm “Đào tạo chuyên sâu - Trải nghiệm thực tế”, viện CNTT T3H luôn khuyến khích sinh viên vừa học vừa làm cũng như tạo điều kiện cho sinh viên được cọ sát với môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Qua các chuyến đi thực tế Company Tour hay những chia sẻ từ những chuyên gia đầu ngành tại các buổi hội thảo, sinh viên sẽ có những trải nghiệm chân thật, sống động nhất về những công việc phải làm trong tương lai.
Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của giáo dục trong việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường. Một môi trường giáo dục tốt sẽ tạo cơ hội để sinh viên được trải nghiệm, sáng tạo và thể hiện hết được năng lực của bản thân. Viện CNTT T3H đang nỗ lực đẩy mạnh đào tạo và phát triển, tăng cường gắn kết sinh viên với doanh nghiệp để thực sự là “cánh tay nối dài” giữa sinh viên và doanh nghiệp, cung cấp nhân sự chất lượng cao cho thị trường trong thời gian tới.