Cross - Platform là gì? Hiểu rõ Cross - Platform chỉ trong 5 phút
26/03/2021 02:16
Cross-platform - đa nền tảng là một trong những thuật ngữ mà dân lập trình ai cũng phải biết. Việc viết các ứng dụng đa nền tảng sẽ giúp lập trình viên chạy được dự án trên bất kỳ nền tảng nào mà không cần hỗ trợ hoặc viết lại dự án. Tìm hiểu thêm về lập trình đa nền tảng ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Khái niệm Cross - Platform
Nói chung, thuật ngữ Cross-platform đa nền tảng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trên nhiều bộ phận của ngành CNTT. Các nguồn lực từ các cộng đồng phát triển và các dự án nguồn mở chỉ ra rằng định nghĩa của thuật ngữ này có thể liên quan đến việc chạy một chương trình hoặc hệ thống trên các hệ điều hành khác nhau, trên các môi trường lập trình khác nhau hoặc thậm chí trên các loại thiết bị phần cứng vật lý khác nhau.
Khái niệm về Cross - Platform
Theo Wikipedia, Cross-Platform (đa nền tảng) là thuật ngữ được sử dụng trong công nghệ điện toán, chỉ một phần máy tính hay các phương thức điện toán được thực thi đầy đủ và vận hành cùng nhau trên nhiều nền tảng máy tính. Có thể hiểu một cách đơn giản, Cross-Platform là nền móng để các phần mềm, ứng dụng chạy trên đó một cách dễ dàng hơn.
Cross-Platform được chia làm hai loại, một loại phải được thiết kế chuyên biệt hoặc được biên dịch thành từng phiên bản cho mỗi nền tảng mà nó hỗ trợ, loại thứ hai có thể tự do chạy trên bất kỳ nền tảng nào mà không yêu cầu hỗ trợ
Công cụ để thực hiện Cross - Platform
Các Framework để thực hiện Cross - Platform
Công cụ quan trọng nhất để thực hiện Cross - Platform chính là các Framework đa nền tảng. Hiện nay có rất nhiều các Framework khác nhau, mỗi loại đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Tùy theo các mục đích sử dụng, lập trình viên có thể lựa chọn Framework thích hợp nhất để thực hiện các ứng dụng, phần mềm đa nền tảng. Hiện nay, các Framework Cross - Platform phổ biến nhất có thể kể đến như React Native, Xamarin, Flutter.
React Native chắc chắn là nền tảng tốt nhất để phát triển ứng dụng đa nền tảng vì khả năng diễn giải mã nguồn và chuyển đổi nó thành các yếu tố quen thuộc trong thời gian ngắn. Facebook và Instagram - các ứng dụng nổi tiếng nhất trên thế giới đều sử dụng React Native để xây dựng các ứng dụng gốc của mình. Điểm mạnh của React Native là lập trình viên có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C#, Swift và Java trong quá trình viết các modules.
Framework phổ biến thứ hai có thể kể đến là Xamarin, Xamarin cho phép lập trình viên xây dựng các ứng dụng trên các nền tảng như iOS, Window, Android mà chỉ cần sử dụng duy nhất .NET. Xamarin hoạt động trên cả hệ thống MAC, PC và cung cấp cho lập trình viên các công cụ gỡ rối, thiết kế giao diện người dùng và chỉnh sửa mã.
Ngoài hai Framework này, lập trình viên có thể sử dụng Flutter để phát triển các ứng dụng đa nền tảng. Flutter là bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) cho phép lập trình viên xây dựng các ứng dụng hiệu suất cao trên nhiều nền tảng khác nhau như iOS, Android, Web và PC từ một cơ sở mã duy nhất. Nguồn mở này được tạo bởi Google và được phát hành lần đầu vào tháng 5 năm 2017.
>>> Đọc thêm: Android là gì? 10 phút tìm hiểu tất tần tật về Android
Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng Cross-Platform
Việc sử dụng bất kỳ công cụ hay nền tảng nào cũng như một "con dao hai lưỡi" đem lại cả những lợi ích và bất lợi cho người sử dụng. Vậy cùng T3H tìm hiểu sâu thêm về các điểm cộng và điểm trừ mà Cross-Platform có thể đem tới cho bạn trong quá trình thực hiện các dự án.
Ưu điểm và nhược điểm của Cross -Platform
Những lợi ích của lập trình ứng dụng trên Cross - Platform
Với ưu thế hỗ trợ phát triển các ứng dụng và phần mềm trên các nền tảng khác nhau, Cross - Platform đem đến nhiều lợi ích cho lập trình viên. Thứ nhất, Cross - Platform sẽ giúp lập trình viên tối ưu hóa việc lập trình, lập trình viên chỉ cần code duy nhất trên một ngôn ngữ sau đó chạy trên nhiều nền tảng khác nhau mà không cần code lại. Việc này sẽ góp phần tiết kiệm chi phí nhân sự và tinh giản thời gian lập trình.
Thứ hai, do mạch lạc về kiến trúc nên việc điều tra sửa lỗi cũng sẽ dễ dàng hơn, giúp cho việc bảo trì và mở rộng cũng sẽ tối ưu hơn. Lợi ích cuối cùng của Cross - Platform là tính tái sử dụng cao do các đoạn mã sẽ dễ dàng được tái sử dụng và chia sẻ lại cho các nhà lập trình ứng dụng, phần mềm khác.
Nhược điểm của Cross - Platform
Một trong những nhược điểm lớn nhất khi sử dụng Cross - Platform để phát triển ứng dụng, phần mềm là sự phụ thuộc cao độ vào thư viện của bên thứ ba. Do vậy hiệu suất làm việc đôi khi không thể đạt được mức tối đa, đồng thời lập trình viên luôn phải cập nhập Framework Cross Platform liên tục để sử dụng. Việc cập nhập framework tuy không khó nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian và hiệu suất làm việc của lập trình viên
Kết
Vậy Cross - Platform là gì? Có thể thấy Cross - Platform là công cụ hữu ích hỗ trợ cho lập trình viên trong quá trình xây dựng và phát triển phần mềm. Lập trình viên có thể tận dụng những ưu điểm mà Cross- Platform mang lại để tinh giản thời gian, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu suất công việc. Tìm hiểu thêm về lập trình đa nền tảng với Cross - Platfrom và các ngôn ngữ lập trình khác qua các khóa học lập trình tại T3H bạn nhé!
Nguồn: tổng hợp