× Giới thiệu Lịch khai giảng Tin tức Sản phẩm học viên

Android là gì? 10 phút tìm hiểu tất tần tật về Android

25/03/2021 06:49

Chiếm 74,3 % thị phần hệ điều hành điện thoại di động trên toàn thế giới (theo nghiên cứu của Statcounter tính đến tháng 7/2020), hệ điều hành Android vẫn tiếp tục duy trì vị trí thượng phong trên các bảng xếp hạng về hệ điều hành di động. Vậy, Android là gì? Bạn đã biết những gì về hệ điều hành phổ biến nhất này.

Android là gì? Lịch sử phát triển của Android

Android là gì

Hệ điều hành Android được khai sinh bởi Android. Inc, một công ty phần mềm tại Thung lũng Silicon trước khi Google mua lại nó vào năm 2005. Các nhà phân tích và đầu tư điện tử đã đưa ra nhiều hoài nghi về ý định gia nhập vào thị trường điện thoại của Google sau thương vụ mua bán này. Bất chấp những nghi vấn đó, vào năm 2007, Google công bố triển khai thiết bị Android đầu tiên trên thị trường và ra chính thức ra mắt sản phẩm vào năm 2008.

Kể từ đó, Android đã mở đường cho các nhà phát triển phần mềm và ứng dụng sử dụng công nghệ Android để phát triển các ứng dụng di động, được phân phối qua các cửa hàng ứng dụng như Google Play. Do được phát triển dưới trướng Google, người dùng Android có cơ hội kết nối các thiết bị di động của họ với các sản phẩm khác của Google như bộ nhớ đám mây, các nền tảng email và các dịch vụ video. 

Là một hệ điều hành với mã nguồn mở, Android tạo điều kiện cho các nhà phát triển ứng dụng thiết bị, mạng di động và các lập trình viên được thỏa sức điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do, không ràng buộc. Đây chính là một trong những lý do giúp hệ điều hành này chiếm lĩnh thị phần hệ điều hành điện thoại di động trên toàn thế giới.

Giao diện Android

Khi người dùng khởi động thiết bị, hệ điều hành Android sẽ hiển thị một màn hình chính bao gồm các biểu tượng ứng dụng (app) và các tiện ích (Widget). Các tiện ích là các màn hình thông tin tự cập nhập nội dung như thời tiết hoặc tin tức. Màn hình chính có thể khác nhau dựa trên sản xuất của mỗi thiết bị. 

Người dùng cũng có thể thay đổi giao diện, chủ đề mặc định trên màn hình chính thông qua các ứng dụng của bên thứ ba trên Google Play. Thanh trạng thái phía trên màn hình chính hiển thị các thông tin về thiết bị và khả năng kết nối của nó, chẳng hạn như mạng Wifi, Bluetooth, đèn pin,... Người dùng có thể kéo thanh trạng thái xuống bằng một cú vuốt ngón tay để xem màn hình  thông báo.

Ứng dụng Android

Do có thêm ứng dụng từ các bên thứ ba, kho ứng dụng của Android ngày càng trở nên phong phú và tiện lợi cho người dùng. Với 2,9 triệu ứng dụng trên hệ điều hành này, người dùng có thể thoải mái lựa chọn các ứng dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.  

Hiện nay, người dùng có thể lựa chọn giữa các ứng dụng trả phí và miễn phí. Tuy nhiên, số lượng các ứng dụng trả phí trên hệ điều hành Android không nhiều.

Ưu điểm, hạn chế của hệ điều hành Android

Ưu điểm của Andoird

Về ưu điểm, người dùng hệ điều hành Android có khả năng tùy chỉnh và thay thế tất cả mọi thứ mà không bị giới hạn bởi Google. Với các nhà phát triển ứng dụng và các lập trình viên, họ có thể dễ dàng điều chỉnh và phân phối ứng dụng trên Android. Chi phí hiệu quá, giá thành phải chăng, có thể dễ dàng truy cập và thân thiện với người dùng cũng là những điểm sáng của hệ điều hành này.

Về nhược điểm, hệ điều hành với mã nguồn mở là “con dao hai lưỡi” cho người sử dụng Android, các ứng dụng giả mạo, bảo mật thấp, dễ bị lấy cắp thông tin là những nguy cơ mà người dùng phải đối mặt khi sử dụng Android. Đồng thời, khả năng cập nhập hệ điều hành chậm chạp, do vậy không phải thiết bị nào của Android cũng có thể sử dụng hoặc nâng cấp hệ điều hành mới nhất. Nếu người dùng muốn trải nghiệm hệ điều hành Android mới nhất, cách duy nhất họ có thể làm là đổi qua các thiết bị khác.

>>> Tham khảo: Khóa học lập trình Andoird

So Sánh hệ điều hành Android với iOS

Sự xuất hiện của Android trong thế đối đầu với iOS đã tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực điện thoại di động. Cuộc cạnh tranh giữa Android và iOS được ví như cuộc chiến bất phân thắng bại giữa Coca và Pepsi.

So sánh Android với iOS

Về thị phần, tính đến tháng 1/2020, Android vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất để sử dụng trên các thiết bị di động với hơn 74% người sử dụng. iOS duy trì vị trí thứ 2 với gần 26% người sử dụng.

Về cập nhập hệ điều hành, iOS nổi tiếng với các bản cập nhập phần mềm nhất quán và kịp thời. Tính đến tháng 7/2020 đã có hơn 93% người dùng cập nhập iOS 13, hệ điều hành mới nhất của iOS trên các thiết bị của họ. Ngược lại, số lượng người dùng hệ điều hành Android 10 trong năm 2020 lại là một sự đối lập - với vỏn vẹn 8,3 % người dùng.

Kết: Nếu bạn còn chưa hiểu rõ Android là gì, hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về Android và các ưu điểm, hạn chế của hệ điều hành này. Tìm hiểu thêm về lập trình ứng dụng điện thoại di động Android và các ngôn ngữ lập trình khác qua các khóa học lập trình tại T3H bạn nhé!

Nguồn: T3H tổng hợp