× Giới thiệu Lịch khai giảng Tin tức Sản phẩm học viên

Web Navigation là gì? Ý nghĩa và chức năng của Web Navigation

05/04/2021 02:54

Là một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong quá trình thực hiện website. Có tới 94% người dùng khẳng định Web Navigation là tính năng hữu ích nhất của một trang web. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm rõ thuật ngữ này và hiểu rõ về ý nghĩa và tính năng của nó. Tìm hiểu ngay khái niệm Web Navigation là gì cùng các thông tin liên quan ngay trong bài viết dưới đây.

Giải mã khái niệm Web Navigation là gì

Về mặt kỹ thuật,  Web Navigation - điều hướng trang web là một tập hợp các thành phần giao diện người dùng giúp người truy cập tìm thấy nội dung và các tính năng trên một trang web. Nhưng điều hướng không chỉ giúp người dùng di chuyển từ trang web này sang trang web khác - nó còn giúp người dùng hiểu mối quan hệ giữa các trang riêng lẻ.

khái niệm Web Navigation là gì

Ví dụ về giao điện Website với Web Navigation

Tầm quan trọng của Web Navigation trên một trang web

Về cơ bản, điều hướng website cho phép người truy cập tất cả các thông tin mà bạn có trong website như blog, danh sách, sản phẩm, giá cả, nơi đăng ký thông tin,... Nếu không tìm thấy thông tin mà họ cần ngay trong 3 cú click đầu, họ sẽ rời khỏi trang web của bạn. 

Hãy lấy ví dụ đơn giản của Web Navigation trong kinh doanh, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc giữ chân khách hàng tiềm năng cũng vô cùng quan trọng. Bạn sẽ không biết lúc nào họ đưa ra quyết định đặt mua sản phẩm của bạn. Vì vậy, bạn cần phải có thêm thời gian níu chân họ càng lâu càng tốt trên website của mình. Điều này không đồng nghĩa với việc họ sẽ đặt mua sản phẩm, nhưng nó cung cấp cho khách hàng đủ thông tin để họ chọn có tin tưởng vào sản phẩm mà bạn đang quảng bá hay không. 

Với công cụ tìm kiếm, theo khảo sát của Google, Web Navigation được đánh giá cao đặc biệt là ở nội dung thanh menu. Theo thứ từ từ trên xuống, các thanh menu cấp 1, cấp 2, cấp 3 sẽ quan trọng hơn so với các thanh menu cấp dưới. 

Với hơn 400 triệu website đang hoạt động cùng hàng nghìn website mới được lập ra vào thời điểm bạn đọc bài viết này. Người dùng đang bị cuốn vào một ma trận của các website, mà ở đó nếu họ không tìm thấy những gì họ muốn. Chính doanh nghiệp và chính bạn sẽ là người gặp bất lợi trong cuộc chơi này. Do vậy Web navigation với các menu điều hướng trang web rõ ràng để thu hút khách hàng sẽ là vũ khí quyết định thắng thua của bạn trên trận địa này.

>>> Tham khảo: Khóa học lập trình Frontend ReactJS

Một số loại Web Navigation trên một trang web

Nằm lòng các loại điều hướng trên website sẽ hỗ trợ bạn trong việc đưa ra chiến thuật níu chân người dùng. Dưới đây là một số loại Web Navigation mà bạn nên biết:

Menu điều hướng trang xuất hiện trên hầu hết tiêu đề của mỗi trang. Menu này sẽ hiển thị các danh mục nội dung chính của trang và thể hiện chúng dưới dạng các cấp bậc khác nhau. Trên thanh điều hướng này, bạn phải thể hiện được tất cả những gì khách hàng mong muốn tìm thấy trong trang web của bạn. Ví dụ, bạn đang sở hữu một website về ẩm thực, người truy cập phải biết được menu, giá cả và hình thức mua,...

Điều hướng Breadcrumbs

Nhiều trang web cũng sử dụng breadcrumbs. Đây là các liên kết điều hướng phân cấp xuất hiện trên một trang cụ thể. Nó cho người dùng biết chính xác vị trí mà họ đang ở trên website của bạn. Ví dụ về Breadcrumbs như sau:

T3h> Tin tức> Lập trình> Web Navigation là gì? Ý nghĩa và chức năng của Web Navigation

Ví dụ về Breadcrumbs

Ví dụ về Breadcrumbs

Điều hướng chân trang 

Menu chân trang thường được sử dụng như phần mở rộng của thanh điều hướng ngang. Nếu khách truy cập không tìm thấy liên kết điều hướng mà họ đang tìm kiếm trong phần menu điều hướng ngay ở đầu trang, họ có thể cuộn xuống cuối trang để có thêm tùy chọn.

Điều hướng chân trang 

Ví dụ điều hướng chân trang 

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu các tính năng Java ngày càng phổ biến

Các mẹo để thực hiện Web Navigation - điều hướng website hiệu quả

Nếu bạn là lập trình viên và đang thực hiện các dự án frontend, thì việc nắm rõ các thực hiện Web Navigation sẽ thực sự hữu ích trong quá trình làm việc của bạn.

Sắp xếp lại các thẻ để người dùng tiếp cận các nội dung họ cần

Nếu bạn đã từng xây dựng website, chắc hẳn đã có lần bạn nghe tới quy tắc three-click rule. Được lấy ý tưởng từ việc mọi web navigation đều cho phép khách hàng tìm kiếm được tất cả thông tin họ cần trên một trang web chỉ trong ba cú nhấp chuột. Điều bạn cần làm là sắp xếp lại các thẻ và đẩy các thông tin mà khách hàng muốn tiếp cận lên hàng đầu. 

Hãy nhất quán

Bạn cần nhất quan trọng việc định dạng và thiết kế giao diện của mình. Ví dụ, trên trang chủ của mình, các liên kết của bạn có màu đen và xuất hiện gạch dưới hoặc nổi lên khi người dùng di chuột qua. Thì ở tất cả các trang phụ, chúng phải được hiển thị tương đương. Nếu không khách truy cập sẽ không biết văn bản nào đang được siêu liên kết và văn bản nào không có trong menu điều hướng. 

Hãy tập trung vào nội dung

“Content is king” dù website của bạn có được tối ưu đến mức nào, nhưng thông tin nó mang lại không hữu ích với người dùng. Thì tất cả những gì bạn làm sẽ là vô ích. Một trang web có nội dung hay sẽ níu chân khách hàng lâu hơn và giúp họ tìm kiếm những thông tin mà họ thực sự cần.

Để có nội dung hay, bạn cần tìm hiểu và research để thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Hãy chiều lòng khách hàng bằng cách cho họ những thông tin khơi dậy sự tò mò, thích thú của họ.

Thiết kế responsive trên mọi thiết bị

Với thiết bị di động chiếm hơn một nửa số lượt truy cập trên các công cụ tìm kiếm miễn phí. Việc tối ưu hóa trang web của bạn cho thiết bị di động và các kích thước màn hình khác là vô cùng quan trọng. Điều này bao gồm các menu điều hướng của bạn.

Khi thiết kế điều hướng trang web của mình, hãy bắt đầu bằng cách nghĩ đến thiết bị di động trước. Bằng cách bắt đầu với kích thước màn hình nhỏ nhất, bạn sẽ phải ưu tiên những liên kết nào quan trọng nhất để đưa vào điều hướng chính của mình và theo thứ tự. 

Bạn cũng sẽ phải quyết định những tính năng điều hướng nào - như điều hướng kiểu hamburger - rất cơ bản và cần thiết trên thiết bị di động và chúng sẽ phù hợp với thiết kế máy tính để bàn như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn chuyển sang thiết kế cho kích thước màn hình lớn hơn với ý tưởng rõ ràng về những trang và tính năng điều hướng quan trọng nhất.

Kết luận:

Web navigation nghe có vẻ không giống một công việc mà một lập trình viên phải làm. Tuy nhiên với những người đang tập trung phát triển mảng Frontend, việc nắm rõ thông tin về Web Navigation chắc chắn sẽ rất hữu dụng cho quá trình làm việc của họ. Tìm hiểu thêm về lập trình web cũng như lập trình ứng dụng điện thoại qua các khóa học lập trình hữu ích tại T3H.