Những điều không thể bỏ qua nếu bạn muốn đặt chân vào ngành CNTT
28/10/2021 13:11
Trong thời đại 4.0, ngành công nghệ thông tin được xem là một cánh cửa mở với nhiều cơ hội cho các bạn trẻ yêu phát triển sự nghiệp. Số lượng thí sinh yêu thích ngành học này đang ngày càng tăng, tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ ngành công nghệ thông tin là gì? Những cơ hội của ngành học này ra sao? Do vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể hơn về ngành công nghệ thông tin cũng như những tiềm năng của ngành học này!
Ngành công nghệ thông tin là gì?
Nhiều người thường nghĩ ngành công nghệ thông tin chỉ liên quan tới việc sửa chữa máy tính, hacker hay đơn giản là làm việc với các phần mềm trên máy tính. Tuy vậy, đây chỉ là cái nhìn của những người đứng ngoài ngành công nghệ thông tin. Thực tế, ngành này rộng và bao quát hơn rất nhiều.
Có thể hiểu một cách đơn giản, ngành công nghệ thông tin sẽ bao gồm việc sử dụng các thiết bị và máy tính, các loại phần mềm, phần cứng kết hợp với công nghệ hiện đại để tạo ra các giải pháp để xử lý thông tin trên nền tảng công nghệ cho bất kỳ ai có nhu cầu.
Ngành công nghệ thông tin bao gồm một số nhánh nhỏ như: Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng,...
Một ví dụ đơn giản về ngành công nghệ thông tin mà bạn có thể bắt gặp như việc tự động hóa việc quản lý bán hàng tại các cửa hàng tạp hóa. Nếu trước đây, chủ cửa hàng phải sử dụng các phương pháp quản lý truyền thống như ghi giấy, ghi sổ nhập hàng và quản lý số lượng hàng hóa bằng tay, thì giờ đây họ được hỗ trợ bởi các công cụ như máy tính, máy POS để đẩy các thông tin này lên hệ thống. Đó là lý do mà khi mua hàng, bạn sẽ thấy họ sử dụng các thiết bị thông minh để tính tiền mà không cần ghi nhớ giá tiền.
>>> Đọc thêm: Góc hỏi đáp: Lập trình viên nên học một hay nhiều ngôn ngữ lập trình
Tầm quan trọng của ngành công nghệ thông tin trong kỷ nguyên 4.0
Tính tới năm 2021, thế giới đã chứng kiến nhiều bước tiến nhảy vọt nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Những cỗ máy vận hành không cần người điều khiển, các phần mềm dạy học bằng máy, các hệ thống quản lý doanh nghiệp tự động, thậm chí người ta đã thực hiện những phẫu thuật y khoa hoàn toàn bằng máy móc,.. Sẽ rất khó để bạn tìm được một doanh nghiệp không dựa vào máy tính hay kết nối mạng.
Nói một cách đơn giản, mọi công việc của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ bị chậm lại nếu không có sự trợ giúp của ngành IT. Với IT, các chuyên gia có thể hỗ trợ các vấn đề như:
- Xử lý quá tải dữ liệu.
- Sử dụng di động và không dây:.
- Dịch vụ đám mây
- Băng thông cho lưu trữ video
- Phát triển, thiết kế các sản phẩm
Các vị trí công việc của ngành công nghệ thông tin
Với bản chất là một ngành học rộng lớn, các vị trí việc làm của ngành IT cũng tương đối đa dạng. Trước khi quyết định đặt chân vào ngành học này, bạn cũng có thể tìm hiểu trước các vị trí công việc. Một số vị trí công việc của ngành IT như sau:
Lập trình viên: Vai trò chính của lập trình viên là sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các công cụ như framework, tools,... để phân tích, thiết kế và tạo ra các ứng dụng, phần mềm, các trang web,.. cho thị trường
Quản trị viên hệ thống: Quản trị viên hệ thống là người quản lý, hỗ trợ và khắc phục sự cố môi trường máy tính đa người dùng. Trong doanh nghiệp, vị trí này có thể được phân theo công nghệ, yêu cầu của quản trị viên hoặc nhóm chuyên trách về máy chủ, quản trị mạng,....
Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Đây là những người nhận nghiệm vụ nghiên cứu, chế tạo và sửa chữa, lắp ráp các thiết bị phần cứng và linh kiện của các loại máy tính như ổ cứng, bo mạch,..
Thiết kế giải pháp tích hợp: Đây là vị trí việc làm yêu cầu người học phải nắm rõ kiến thức cả về phần mềm và phần cứng. Với vai trò là chuyên viên thiết kế giải pháp tích hợp, bạn cần phải tạo ra các giải pháp trọn gói cho các doanh nghiệp dựa vào nhu cầu cụ thể của họ. Hiện tại, khi ranh giới giữa phần cứng và phần mềm đã được thu hẹp, giải pháp tích hợp là một trong những đòi hỏi thường thấy đối với ngành công nghệ thông tin.
Mức lương trung bình của ngành công nghệ thông tin
Theo số liệu thống kê của công ty Jobstreet.com Việt Nam, CNTT hiện đang nằm trong top 10 những ngành nghề có mức lương cao nhất ở nước ta hiện nay. Salary Explorer mới đưa ra báo cáo về mức lương ngành CNTT năm 2021. Theo đó, một nhân viên làm trong ngành CNTT có thể nhận được trung bình 17,4 triệu đồng/tháng.
Dải lương phổ biến của ngành CNTT là từ 8,4 triệu đồng đến 27,4 triệu đồng. Tùy theo chính sách ở các doanh nghiệp khác nhau mà con số này có thể thay đổi. Nhưng nhìn chung, lương của ngành này chỉ xếp sau y tế và trợ lý/thư ký/điều hành.
Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành CNTT, lương cơ bản nằm trong khoảng 7 – 10 triệu/tháng. Những bạn có 1 – 2 năm kinh nghiệm sẽ nhận lương khoảng 10 – 15 triệu/tháng. Con số này có thể lên đến hơn 1000$ nếu có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu, đa dạng.
Với những bạn đang là sinh viên hoặc vừa mới ra trường, chưa vững kiến thức, các bạn nên tham khảo một số khóa học lập trình. Những khóa học này thường kéo dài trong 5-6 tháng, giúp bạn định hình lại các kiến thức và bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn. Với những ai đang muốn học thêm ngôn ngữ mới, các khóa học này sẽ là con đường ngắn nhất để bạn tiếp cận với các thông tin về những ngôn ngữ này. Hiện tại, bạn có thể tham khóa các khóa học lập trình tại Viện công nghệ thông tin T3H để nhận các cơ hội thực tập và làm việc với các doanh nghiệp hợp tác cùng Viện.